Trang tư vấn cung cấp vật tư nội ngoại thất ngành xây dựng trên toàn quốc
Chuyên cung cấp: Cửa nhôm, cửa kính, cửa cuốn, cửa nhựa, cửa lưới, kính cường lực, nhôm kính, sắt inox, mái tôn
Nội dung chính
Mái tôn lâu ngày bị thấm dột sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Sử dụng tôn lợp kém chất lượng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng thấm, dột mái tôn. Người tiêu dùng thường ham rẻ mà bỏ qua chất lượng khi mua hàng. Từ đó dẫn đến những tình trạng không mong muốn cho ngôi nhà.
Thi công không đúng kỹ thuật: Tay nghề kỹ thuật của người thợ cũng là một nguyên nhân gây thấm, dột mái tôn. Việc lắp đặt mái tôn không đúng cách hay sai lệch quy trình là chuyện thường xuyên xảy ra ở những người thợ mới vào nghề.
Bị han gỉ ở chỗ bắn ốc vít: Lâu ngày sử dụng, ốc vít tác dụng với nước mưa sẽ bị han rỉ và làm ảnh hưởng đến mái tôn của bạn.
Mái tôn bị tác động vật lý: Các tác động vật lý ảnh hưởng xấu đến mái tôn không thể tránh khỏi như việc vận chuyển gặp trục trặc, tác động của cành cây hay các vật thể lạ rơi xuống,…
Mái tôn bị ăn mòn bởi thời tiết: Khi chịu tác động của ánh nướng và nước mưa, mái tôn sẽ phải bị ăn mòn do axit hoặc các tia UV, tử ngoại,… Điều này lâu dần làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tôn.
Mái tôn bị gỉ sét qua thời gian
=> Mẫu Mái Che Tôn Đẹp Kết Cấu Bằng Khung Thép
=> Top 50 Mẫu Mái Tôn Đẹp Mới Nhất Chống Nóng Mùa Hè
Khi bị tình trạng thấm, dột mái tôn do những tác nhân khác nhau thì các gia đình hầu như không biết phải xử lý chúng như thế nào. Dưới đây là tổng hợp 7 cách chống thấm, dột mái tôn hiệu quả và được nhiều người áp dụng nhất.
Trường hợp kiểm tra thấy mái tôn bị thủng lỗ nhỏ thì việc bạn cần làm là bắn một vít lạnh vào điểm đó rồi bơm thêm keo silicon. Bên cạnh đó, còn một phương pháp xử lý đơn giản hơn là dùng keo silicon hoặc miếng dán đắp lại chỗ bị thủng.
Còn đối với trường hợp phát hiện mái tôn bị thủng lỗ lớn thì bạn cần xử lý phức tạp hơn một chút. Đầu tiên hãy vệ sinh bề mặt xung quanh chỗ tôn bị thủng. Sau đó dùng miếng tôn khác đắp cố định lên chỗ thủng. Lưu ý bề rộng tấm tôn dùng đắp lên phải to hơn lỗ thủng 10cm.
Cuối cùng hãy dùng keo để dán 2 miếng tôn lại với nhau là bạn đã hoàn thành.
Mái tôn bị thủng rách cần thay thế
Với trường hợp mái tôn bị hỏng do đinh rỉ sét thì hãy dùng phương pháp tháo bỏ vít lạnh cũ bị hư hỏng ra. Sau đó tiến hành bắn vít mới vào lỗ vít cũ để thay thế chúng. Tuy nhiên một vài trường hợp khi tháo bỏ vít cũ sẽ xuất hiện lỗ thủng khá rộng. Điều bạn cần làm lúc này là bơm keo silicon vào lỗ đó và bắn lại tạo một lớp màng đàn hồi ngăn nước.
Đối với trường hợp mái tôn bị thời tiết ăn mòn theo thời gian thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn. Sau đó sử dụng sơn để phun lên bề mặt tôn tạo nên lớp bảo vệ. Cách này áp dụng khá đơn giản và nhanh chóng nhưng vô cùng hiệu quả, làm giảm thiểu tình trạng ăn mòn của mái tôn.
Khi gặp phải tình trạng này, bạn chỉ cần dùng keo silicon để bắn vào 2 mặt của điểm tiếp giáp. Sau đó hãy dùng vật nặng đè lên lớp silicon đã bắn cho đến khi chúng khô hoàn toàn và tạo nên lớp dán cố định.
Thi công chống dột mái tôn
=> Kinh Ngạc 75 Mẫu Cổng Sắt Mỹ Thuật Đẹp Hút Hồn Người Xem
=> Top 60 Mẫu Cổng Sắt Cắt CNC Mỹ Thuật Đẹp Không Thể Tin Nổi
Ở vị trí sóng tôn bị gãy, bạn chỉ cần dùng đinh vít khoan trực tiếp vào sóng nổi rồi dùng dây kẽm cố định cột vào. Còn trong trường hợp vị trí gãy vẫn có dấu hiệu bị thấm dột thì hãy thực hiện các biện pháp chống thấm như dùng keo silicon,…
Sử dụng keo dán chống thấm.
Miếng dán chống thấm dột mái tôn được đánh giá mang lại hiệu quả cao khi sử dụng. Cụ thể quy trình này diễn ra lần lượt như sau:
Sử dụng sơn chống thấm mái tôn.
Phương pháp này được sử dụng cho các loại tôn được làm từ xi măng hoặc mái tôn ngói. Đối với mái tôn mới cần dán chống thấm thì bạn chỉ việc vệ sinh sạch sẽ bề mặt và sơn trực tiếp lên mái tôn. Tùy vào nhu cầu và mục đích mà bạn có thể sơn số lớp thích hợp.
Còn đối với mái tôn cũ thì trước tiên phải tiến hành làm nhẵn bề mặt bằng giấy nhám. Sau đó tiến hành sơn lần lượt 3 lớp lên mái tôn, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng.
Thay thế sửa chữa mái tôn
Việc thi công làm mái tôn được thực hiện dựa trên quy trình kỹ thuật, đòi hỏi người thợ cần có những chuyên môn tay nghề cao. Cụ thể quy trình làm mái tôn đẹp sẽ trải qua lần lượt 6 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công
Cũng như việc thi công những công trình khác, lợp mái tôn cũng đòi hỏi việc đo đạc, chuẩn bị các nguyên vật liệu kỹ lưỡng. Đầu tiên người thợ cần tính toán kích thước mái tôn dựa trên việc quan sát bản vẽ, diện tích thực tế. Ngoài ra, các vật dụng cần thiết như số lượng các phụ kiện và dụng cụ lợp mái như súng bắn ghim, vít lợp mái,… cũng cần chuẩn bị sẵn.
Bước 2: Tiến hành lắp xà gồ hệ khung mái
Hệ khung mái được hiểu như bộ phận đóng vai trò chịu toàn bộ áp lực của mái tôn. Vì vậy việc tiến hành lắp xà gồ hệ khung mái là một bước quan trọng đòi hỏi có sự tính toán kỹ lưỡng. Khi lắp đặt bộ phận này, người thợ cần chú ý những điều như sau:
Sữa chữa, khắc phục mái tôn
=> Xem 60 Mẫu Cửa Cổng Sắt Hộp 4 Cánh Đẹp Không Thể Bỏ Qua
=> Báo Giá Và 50 Mẫu Cổng Nhôm Đúc Đẹp, Sang Trọng, Đẳng Cấp
Bước 3: Lắp đặt các viền xung quanh
Việc lắp đặt các viền bao quanh cần được thi công chính xác để đạt hiệu quả cao nhất cho mái tôn. Người thợ sẽ sử dụng đinh để đóng cố định diềm mái và mái hắt. Lưu ý đối với các ngôi nhà có máng nước thì viền xung quanh nên được đặt chồng lên các cánh của mái tôn.
Bước 4: Tiến hành lắp các tấm lợp
Quy trình lắp các tấm lợp sẽ được thực hiện từ phần đỉnh cao nhất của mái. Lưu ý tấm lợp đầu tiên phải đặt nhô ra khỏi mái tôn với khoảng cách đạt tối thiểu ¾ inch. Các tấm lợp tiếp sau đó nên đặt chồng lên nhau ít nhất 1 inch để đảm bảo độ liên kết chặt chẽ giữa các tấm lợp. Người thợ thi công có thể dùng thêm keo silicon để nối chặt hơn giữa các tấm tôn mà không gây hại cho công trình.
Bước 5: Gắn các tấm che khe nối
Tấm che nối được hiểu là phần dùng để che đi các vết nối ghép. Hơn thế nữa, tấm che nối còn có công dụng ngăn bụi bẩn, chống nước mưa chảy vào trong nhà và bảo vệ lớp cách nhiệt. Tùy vào từng đặc điểm của mái nhà mà phần tấm che nối này được uốn theo hình chữ V khác nhau.
Bước 6: Hoàn chỉnh quy trình làm mái tôn
Sau khi hoàn thành đầy đủ các bước trên thì cơ bản mái tôn đã được hoàn thành. Những người thợ thi công cũng cần kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo mái tôn được lắp đặt an toàn và chính xác. Bên cạnh đó các dụng cụ trong quá trình lợp như ốc, vít,… cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ sau khi hoàn thành.