Trang tư vấn cung cấp vật tư nội ngoại thất ngành xây dựng trên toàn quốc
Chuyên cung cấp: Cửa nhôm, cửa kính, cửa cuốn, cửa nhựa, cửa lưới, kính cường lực, nhôm kính, sắt inox, mái tôn
Quy trình để sản xuất mỗi bộ cổng hợp kim nhôm cũng vô cùng khó khăn, vất vả. Các công đoạn sản xuất cổng nhôm đúc đều do người thợ làm thủ công. Đặc trưng của nghề làm cổng đúc này là người thợ phải có óc thẩm mỹ, giàu kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo thì mới cho ra được sản phẩm có chất lượng cao. Các công đoạn từ tạo mẫu, đến đúc, đến đánh bóng, mài dũa, sơn, nhũ đều do bàn tay người làm một cách cẩn thận, kiên trì, cầu kỳ và tốn rất nhiều thời gian, công sức.
1. Khách hàng chọn mẫu cổng
Khi khách chọn xong mẫu được chuyển cho bộ phận thiết kế lên bản vẽ chi tiết. Dựa vào bản thiết kế tính toán kích thước mẫu: Lên bản vẽ cad, lên hình 3d… điều chỉnh kích thước thông thủy cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Chọn mẫu và thiết kế cổng nhôm đúc
2. Công đoạn đục mẫu khuôn gỗ
Sau khi thống nhất được mẫu và kích thước, các thợ chạm thủ công sẽ tiến hành đục khuôn bằng gỗ theo mẫu thiết kế, thợ càng khéo tay, càng tỷ mỷ thì khuôn càng chi tiết, cho bộ cửa cổng càng sắc sảo.
Bước đầu người thợ sẽ đục, chạm trổ hoa văn, tạo dựng bản vẽ theo đúng kích thước thực tế, tiến hành đục theo mẫu các chi tiết và hoa văn trên gỗ, chà mẫu sao cho đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, hoa văn họa tiết trên cánh cửa cổng phải có độ sắc nét cao, các chi tiết nổi chìm rõ ràng, hoa văn phối trên cổng hài hòa, tinh tế, không bị nhạt nhòa, rối mắt. Sau đó ghép lại các chi tiêt thành 1 khuôn mẫu hoàn chỉnh….xong giao cho bộ phận khuôn để kiểm tra hoa văn thật chính xác.
Đục mẫu khuôn gỗ cho cổng
3. Công đoạn làm khuôn cát trước khi đúc
Sau khi có khuôn mẫu gỗ, thợ đúc cổng sẽ sử dụng khuôn này để tạo 1 khuôn rỗng bằng cát bằng cách nén bề mặt hoa văn lên cát, khuôn cát được thiết kế hợp lý về vị trí đổ nhôm, lỗ thoát nhôm, thoát khí…cho dòng chảy nhôm chảy đều và đầy tất cả các khoang rỗng, thì cửa nhôm đúc ra lò mới không bị khiếm khuyết.
Làm khuôn cát: San phẳng nền cát, đóng mẫu mặt dưới sau đó cho khuôn cát vào mặt trên, cho thêm cát vào xử lý, lật mặt trên lấy mẫu ra đậy khuôn từ trên xuống. Xử lý cát người thợ cần hàn khuôn sắt theo mẫu và xử lý cát sao cho có độ ẩm và độ kết dính theo đúng quy trình
Tạo khuân cát trước khi đúc
4. Công đoạn đúc nhôm
Mẫu khuôn sẽ được chuyển xuống bộ phận đúc sau khi kiểm tra đúc kích thước và thiết kế theo bản vẽ. Bộ phận đúc đảm nhiệm các công đoạn phức tạp như làm khuôn cát, sửa khuôn, nấu nhôm, tạo lỗ thoát khí, tính lỗ rót và lỗ thoát… Đây là khâu phức tạp và quan trọng nhất tạo nên sản phẩm. Chỉ cần 1 sai xót nhỏ có thể sẽ phải làm lại.
Có khuôn cát rồi, thợ đúc nhôm sẽ nấu hợp kim nhôm nóng chảy để đổ vào khuôn. Hợp kim nhôm bao gồm trên 85% nhôm nguyên chất, 15% còn lại là đồng, lưu huỳnh,…làm chất làm cứng (vì nhôm nguyên chất là dạng dẻo). Nhôm phôi được làm nóng chảy trong lò với nhiệt độ trên 700 độ C, sau đó được rót vào khuôn theo những lỗ đã sắp đặt sẵn. Trong quá trình nấu phôi nhôm, người thợ nhôm có tâm sẽ gạn hết đi những tạp chất trong nhôm, giúp cho cổng nhôm đúc bền đẹp, không chứa tạp chất.
Nhôm nóng chảy đổ vào khuôn
5. Công đoạn xử lý làm nguội
Sau khi nấu chảy hợp kim nhôm, đổ vào khuôn, người thợ đúc chờ cho phần lõi nhôm khô và trở nên cứng lại, rã cát ra là đã có được bộ cổng thô. Bước này cần người thợ phải rất khéo léo thường là những thợ lành nghề mới được trực tiếp làm việc này. Xử lý làm nguội khâu này cần nhiều công sức và chi phí, sản phẩm cổng nhôm đúc đẹp hay xấu quyết định ở khâu này.
Xử lý làm nguội mẫu cổng nhôm đúc thô
6. Công đoạn gia công cơ khí
Sản phẩm đúc hoàn chỉnh (sản phẩm thô) được chuyển cho bộ phận gia công cơ khí gia công như cắt phần nhôm đúc thừa, vệ sinh bề mặt, chà nhám bề mặt theo đúng yêu cầu kĩ thuật sao cho cổng hợp kim nhôm đúc cần có bề mặt nhẵn, không sần sùi, lỗ rỗ bọt khí, có vết nứt làm mất đi giá trị bộ cửa cổng. Các hoa văn phải chìm nổi rõ ràng.
Công đoạn đánh bóng, mài dũa sản phẩm sau khi đúc cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định bề mặt sản phẩm láng bóng hay lùi xùi, hoa văn sắc nét hay lỗ chỗ. Trong công đoạn này, người thợ cần nhiều thởi gian để chau chuốt cho sản phẩm một các tỷ mỷ nhất.
Xử lý gia công cơ khí đánh bóng
7. Công đoạn sơn cổng
Sau khi xử lí bề mặt chuyển sang cho bộ phận sơn, bề mặt cổng đúc hợp kim nhôm cũng được sơn tỷ mỷ 5 lớp bằng những loại sơn, bột đồng có chất lượng cao, nhằm giúp bảo vệ lõi sản phẩm và giữ gìn vẻ đẹp lâu bền cho cửa cổng hợp kim nhôm đúc. Về màu sơn, màu sơn của cổng hợp kim nhôm đúc phải có màu sắc tươi sáng, bề mặt bóng, các nét sơn rõ ràng, sạch sẽ, không lem luốc.
Khâu này cũng quan trọng không kém, phủ sơn lót, kiểm tra lại sản phẩm nếu làm nguội chưa đạt sẽ trả về khâu làm nguội, sau khi kiểm tra kỹ xong mới sơn đồng, sau thời gian đồng khô phải lên lớp nền cho sản phẩm, lấy vải lau nền cho ra những nét đồng theo yêu cầu, lớp cuối cùng là lớp dầu bóng bảo vệ lớp sơn.
Sơn cổng hoàn thiện cổng nhôm đúc
8. Công đoạn thi công lắp đặt
Sản phẩm sau khi sơn xong sẽ được đóng gói cẩn thận trước khi xuất xưởng và vận chuyển đến công trường. Bộ phận lắp đặt sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ lắp đặt tại công trường.
Mỗi cánh cổng nhôm đúc khi lắp lên cần phải thẳng, không cong vênh, khi cửa cổng đóng thì hai cánh phải khép thẳng và khớp với nhau, không lệch nhau, hai cánh cổng có kích thước như nhau, không bị cánh cao cánh thấp. Sau khi được lắp đặt sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng.
Thi công lắp đặt cổng nhôm đúc
Khi quý khách lựa chọn sử dụng mỗi bộ cổng nhôm đúc, không những quý khách đã lựa chọn cho nhà mình những bộ cổng rào bền đẹp, mà quý khách còn trưng bày trước nhà những tác phẩm nghệ thuật, hàm chứa trí tuệ, tâm huyết của người sản xuất.